(0292)3 899 104  | 

Cần làm gì để ngăn ngừa sâu răng?

Cần làm gì để ngăn ngừa sâu răng?
Cập nhật 18/01/2022 06:01:37

Sâu răng là một tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến nhất trên thế giới. Tình trạng này đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Nhưng bất kỳ ai có răng thì đều có thể bị sâu răng, ngay cả trẻ sơ sinh. Vậy làm gì để phòng ngừa sâu răng?

Cần làm gì để ngăn ngừa sâu răng?

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là hiện tượng tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt men răng, phát triển thành những khe hở hoặc lỗ nhỏ li ti. Sâu răng hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng, thói quen ăn vặt, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

Nếu sâu răng không được điều trị, tổn thương sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến các phần sâu hơn của răng. Điều này có thể dẫn tới đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng. Thăm khám nha khoa thường xuyên cùng với thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa tốt là cách bảo vệ tốt nhất để bạn chống lại sâu răng.

2. Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Sâu răng là một quá trình diễn ra theo thời gian, nó phát triển qua các giai đoạn sau:

  • Các mảng bám: Mảng bám là một lớp màng dính trong suốt bao phủ bề mặt bên ngoài của răng. Mảng bám hình thành do bạn ăn nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh răng miệng kỹ. Khi đường và tinh bột bám lại trên răng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành mảng bám. Mảng bám bám trên răng có thể nằm ở dưới hoặc trên đường viền nướu, nó cứng lại tạo thành cao răng (vôi răng), khiến mảng bám khó bị loại bỏ hơn và tạo lá chắn cho vi khuẩn phát triển.
  • Mảng bám tấn công răng: Axit trong mảng bám sẽ phá hủy các khoáng chất trong lớp men răng. Sự xói mòn này gây ra các lỗ nhỏ trên men răng - giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Một khi các men răng bị ăn mòn, vi khuẩn và axit có thể tấn công vào đến lớp tiếp theo của răng, được gọi là ngà răng. Lớp này mềm hơn men răng và khả năng chống lại axit kém hơn. Ngà răng có các đường ống nhỏ li ti thông trực tiếp với dây thần kinh của răng, nên khi sâu răng tấn công vào đến đây sẽ gây ê buốt.
  • Sâu răng vẫn tiếp tục phát triển: Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển qua răng của bạn, di chuyển đến tủy răng, nơi có chứa dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng bị sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, chèn ép dây thần kinh gây đau. Cảm giác khó chịu thậm chí có thể lan ra bên ngoài chân răng đến tận xương.

Ai cũng có nguy cơ bị sâu răng, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng của bạn:

  • Vị trí răng : Sâu răng thường xảy ra ở răng phía trong (răng hàm và răng tiền hàm). Những chiếc răng này có rất nhiều rãnh, lỗ và kẽ, và nhiều chân răng là nơi các mảnh thức ăn dễ bám lại. Do đó, chúng khó được giữ sạch hơn so với những chiếc răng cửa mềm mại và dễ tiếp cận của bạn.
  • Một số loại thực phẩm dễ gây sâu răng: Một số loại thực phẩm có thể bám lâu ngày trên răng như kem, sữa, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, kẹo cứng và bạc hà, bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc khô và khoai tây chiên có nhiều khả năng gây sâu răng hơn những loại thực phẩm dễ bị rửa trôi bởi nước bọt.
  • Thường xuyên ăn vặt: Nếu bạn thường xuyên ăn vặt hoặc nhấm nháp đồ uống có đường, bạn sẽ cung cấp cho vi khuẩn một môi trường thuận lợi để phát triển, tạo ra axit tấn công men răng và làm mòn răng. Uống nước soda hoặc đồ uống có tính axit thường xuyên trong ngày sẽ giúp tạo ra một lượng axit liên tục phủ lên răng, làm mòn men răng.
  • Cho trẻ sơ sinh bú trước khi đi ngủ: Khi trẻ được cho bú sữa, sữa công thức, uống nước trái cây hoặc các chất lỏng có đường khác trước khi đi ngủ, những loại đồ uống này sẽ lưu lại trên răng trong khi trẻ ngủ, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Tình trạng này còn được gọi là sâu răng bình sữa. Thiệt hại tương tự có thể xảy ra khi trẻ mới biết đi uống những đồ uống này từ một chiếc cốc nhỏ.
  • Không đánh răng đầy đủ: Nếu bạn không làm sạch răng sớm sau khi ăn uống, mảng bám sẽ hình thành nhanh chóng và giai đoạn đầu của sâu răng có thể bắt đầu.
  • Thiếu florua: Florua là một khoáng chất tự nhiên, có tác dụng giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí có thể đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng. Vì lợi ích của fluor đối với răng, mà nó được thêm vào nhiều nguồn cung cấp nước công cộng. Đây cũng là một thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng. Còn nước đóng chai thường không có florua.
  • Độ tuổi: Tại Hoa Kỳ, sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, và cả người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo thời gian, răng có thể bị mòn và nướu có thể bị tụt xuống, làm cho răng dễ bị sâu chân răng. Người cao tuổi cũng có thể đang sử dụng các loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt, làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Rối loạn ăn uống: Như tình trạng hán ăn và ăn uống vô độ đều có thể dẫn đến mòn răng và sâu răng. Axit trong dạ dày do nôn mửa nhiều lần rửa sạch răng và bắt đầu hòa tan men răng. Rối loạn ăn uống cũng có thể gây cản trở việc sản xuất nước bọt.

3. Các biến chứng của sâu răng

Bạn có thể cho rằng sâu răng không đáng lo ngại vì quá phổ biến. Và bạn có thể nghĩ rằng không có vấn đề gì nếu trẻ bị sâu răng ở răng sữa. Tuy nhiên, sâu răng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, ngay cả đối với những trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn.

Các biến chứng của sâu răng bao gồm:

  • Đau đớn
  • Áp xe răng
  • Sưng hoặc chảy mủ quanh răng
  • Tổn thương hoặc gãy răng
  • Vấn đề về nhai
  • Thay đổi vị trí của răng sau khi bị mất răng

Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải các tình trạng:

  • Đau răng gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày.
  • Giảm cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng do việc ăn hoặc nhai gặp khó khăn.
  • Mất răng có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như sự tự tin của bạn.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, áp xe răng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Chính vì vậy điều bạn cần làm là phòng ngừa sâu răng, tránh để cho tình trạng này xảy ra.

4. Các cách ngăn ngừa sâu răng

Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn tránh được sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi nha sĩ của bạn những lời khuyên nào là tốt nhất cho bạn.

  • Đánh răng sau khi ăn hoặc uống: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và tốt nhất là sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Để làm sạch kẽ răng, bạn hãy dùng chỉ nha khoa hoặc dùng dụng cụ làm sạch kẽ răng.
  • Súc miệng: Súc miệng cũng là một phương pháp bảo vệ răng miệng cùng với việc đánh răng. Nếu bác sĩ nha khoa nhận thấy bạn có nguy cơ cao bị sâu răng, họ có thể khuyên bạn sử dụng nước súc miệng có fluor.
  • Thăm khám nha khoa thường xuyên: Làm sạch răng chuyên nghiệp và khám răng miệng thường xuyên, có thể giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Nha sĩ của bạn có thể đề xuất một lịch trình khám răng định kỳ phù hợp nhất cho bạn.
  • Hạn chế ăn vặt: Bất cứ khi nào bạn ăn vặt hoặc uống đồ uống không phải nước lọc, đồng nghĩa với việc bạn giúp vi khuẩn trong miệng tạo ra axit có thể phá hủy men răng. Nếu bạn ăn vặt hoặc uống đồ uống có đường liên tục trong ngày, răng của bạn đang bị tấn công liên tục.
  • Ăn thực phẩm tốt cho răng: Có một số loại thực phẩm và đồ uống tốt cho răng của bạn. Nhưng vẫn cần tránh để cho thức ăn bám lâu ngày trong rãnh và kẽ răng, hoặc chải răng ngay sau khi ăn xong. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm như trái cây tươi và rau quả giúp làm tăng lưu lượng nước bọt, và cà phê không đường, trà và kẹo cao su không đường giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn.
  • Hỏi nha sĩ về phương pháp điều trị kháng khuẩn: Nếu bạn đặc biệt dễ bị sâu răng - chẳng hạn như do tình trạng bệnh lý - nha sĩ có thể khuyên bạn nên súc miệng kháng khuẩn đặc biệt hoặc các phương pháp điều trị khác để giúp làm giảm vi khuẩn có hại trong miệng của bạn.
  • Các phương pháp điều trị kết hợp như: Nhai kẹo cao su có chứa xylitol cùng với florua kê đơn và nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến