(0292)3 899 104  | 

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?
Cập nhật 15/08/2024 09:08:41

Trong quá trình phục hình sứ, bác sĩ sẽ mài một lớp răng nhỏ và tiến hành phủ mão sứ lên trên. Quá trình này có thể gây ra tình trạng đau nhức, e buốt nhẹ. Vậy làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ để không bị ê buốt?

Ảnh minh họa

Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?

Làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt được các bác sĩ trả lời là sau 2 – 3 ngày. Trên thực tế, khi tiến hành phục hình răng sứ, bạn sẽ bị mài một lớp răng mỏng để tạo khoảng trống chụp mão sứ lên trên răng thật. Nhờ đó, che đi khiếm khuyết của hàm răng, đem lại một nụ cười rạng ngời, trắng sáng tự nhiên. Hơn nữa, kỹ thuật này còn giúp phục hồi chức năng ăn nhai của răng.

Tình trạng ê buốt, đau nhức nhẹ sau bọc sứ là điều phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Chỉ sau 2 – 3 ngày, khi răng đã ổn định thì hiện tượng này hoàn toàn biết mất. Cũng có không ít khách hàng chỉ cảm thấy ê buốt sau một giờ đầu. Và cũng có trường hợp đau nhức kéo dài từ 5 – 7 tuần do răng bị yếu và nhạy cảm.

Để giảm thiểu ê buốt, khó chịu, trong những ngày đầu bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ về việc ăn uống, chăm sóc. Điều này giúp cho răng khỏe mạnh và duy trì độ bền lâu hơn. Nếu trong trường hợp tình trạng ê buốt kéo dài, bạn hãy đến nha khoa sớm để được thăm khám và chữa trị.

Nguyên nhân bọc răng sứ xong bị ê buốt kéo dài

Ê buốt răng sau khi bọc sứ là hiện tượng rất bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dùng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt kéo dài như sau:

Kỹ thuật phục hình thiếu chuẩn xác

Một trong những yếu tố quan trọng khiến răng bị ê buốt sau bọc sứ đó chính là kỹ thuật phục hình của bác sĩ thiếu chuẩn xác. Đặc biệt là ở giai đoạn mài cùi răng. Nếu cùi răng bị mài quá nhiều hoặc quá ít không đúng tỷ lệ thì có thể gây nên đau nhức kéo dài. Trong trường hợp bị mài quá nhiều, răng bị xâm lấn gây ra những tổn thương. Ngược lại, nếu mài quá ít sẽ không tạo đủ khoảng trống đế phủ mão sứ lên trên gây nên cảm giác khó chịu, cấn cộm khi ăn nhai.

Ngoài ra, nếu bọc sứ tại nha khoa không đảm bảo yếu tố vô trùng, vô khuẩn, trang thiết bị lạc hậu, vật liệu sứ kém chất lượng cũng gây ra tình trạng này. Vì vậy, để an toàn – hiệu quả, hãy chọn lựa địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện bạn nhé!

Chưa điều trị bệnh lý răng miệng triệt để trước khi bọc răng sứ

Nguyên nhân khác làm tình trạng ê buốt nghiêm trọng hơn là bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để. Với những người bị sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… nếu không chữa trị thì sau khi bọc sứ, vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi sinh sôi, phát triển. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, răng bị tổn thương. Tình trạng nguy hiểm hơn có thể làm mất răng.

Sang chấn khớp cắn

Nhiều người bị ê buốt răng do sang chấn khớp cắn. Cụ thể là khi khớp cắn không được điều chỉnh tốt khiến các răng bị va đập vào nhau, gây đau đớn. Áp lực nhai dồn lên chân răng lâu ngày làm răng yếu đi.

Biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất là cơn đau buốt thường ập đến vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đặc biệt là sau khi ăn xong, cơn đau có xu hướng lan lên trên đỉnh đầu, tai. Hơn nữa, cơ thể sẽ xuất hiện thêm triệu chứng nóng sốt nhẹ.

Thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt

Việc chăm sóc và xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp hạn chế tối đa tình trạng ê buốt răng sau khi bọc sứ. Những thói quen sau sẽ làm răng ê buốt:

  • Ăn thức ăn quá cứng, quá dai.
  • Dùng lực mạnh để chải răng.
  • Dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Sử dụng răng để cắn trực tiếp vật cứng.

Thay vì đắn đo làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Từ đó hạn chế những tình trạng không mong muốn xảy ra.

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ để không bị ê buốt

Chế độ chăm sóc răng miệng có vai trò quan trọng giúp răng không bị ê buốt sau khi bọc sứ. Sau đây là một số gợi ý về chế độ chăm sóc và thực đơn theo chuyên gia:

  • Không ăn thức ăn quá cứng, quá dai hoặc quá nóng, quá lạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích. Vì điều này có thể làm cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công răng.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, chứa ít phẩm màu để răng sứ được sáng bóng dài lâu.
  • Không sử dụng rượu, bia và thức uống có cồn.
  • Không dùng răng để trực tiếp cắn đồ vật cứng.
  • Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ.
  • Sử dụng kết hợp nước súc miệng, chỉ nha khoa và máy tăm nước. Từ đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến