(0292)3 899 104  | 

Mất 1 răng hàm có sao không?

Mất 1 răng hàm có sao không?
Cập nhật 28/03/2022 04:03:44

Mỗi cái răng dù ở vị trí nào đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, giúp cho các động tác cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và cấu trúc khuôn mặt cân đối. Như vậy nếu mất răng vĩnh viễn hoặc mất 1 răng hàm có sao không? Mất răng có ảnh hưởng gì không tới sức khoẻ và thẩm mỹ? Câu trả lời là có, nếu mất răng không được điều trị đúng cách.

Mất 1 răng hàm có sao không?

Vai trò của răng hàm

Một người trưởng thành có số răng chuẩn tổng cộng là 32 cái răng, chia đều cho hai hàm trên và hàm dưới (mỗi hàm là 16 cái). Các răng ở mỗi hàm được chia thành 4 nhóm chính là răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ (tiền hàm) và răng hàm lớn.

  • Nhóm răng cửa có 8 cái răng (gọi là răng số 1 và 2), gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, có chức năng là cắn và xé thức ăn ra thành những miếng nhỏ.
  • Nhóm răng nanh có 4 cái răng (răng số 3), mỗi hàm răng trên và dưới có 2 cái, với vai trò chính là dùng để kẹp và xé thức ăn.
  • Nhóm răng hàm nhỏ (tiền hàm) có 8 cái răng (răng số 4 và 5), gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, dùng để xé và nghiền nát thức ăn.
  • Nhóm răng hàm lớn (răng cối) có 12 cái răng (răng số 6,7 và 8, răng số 8 còn được gọi là răng khôn), gồm 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới. Các răng cối có chức năng chính nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.

Răng số 6, còn gọi là răng cối 1, là răng hàm lớn nhất đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền, gần như toàn bộ lực nhai sẽ dồn vào răng này. Răng số 6 cũng là răng vĩnh viễn trên cung hàm mọc sớm nhất, được xem là trụ cột của khớp cắn sau này. Nếu răng số 6 mọc lệch sẽ làm cho khớp cắn bị xô lệch. Răng số 7, hay còn gọi là răng cối số 2, nằm giữa răng số 6 và số 8, có kích thước khá lớn và cấu tạo cũng phức tạp. Răng số 7 có nhiều chân và nhiều ống tủy. Răng số 7 ở hàm dưới thường sẽ có 2 chân, còn răng số 7 hàm trên có tới 3 chân và mỗi chân răng có đến 3 ống tủy. Vì cấu trúc nhiều chân và nhiều ống tủy nên điều trị mất răng số 7 sẽ rất phức tạp. Răng số 8, còn gọi là răng khôn, là răng hàm trong cùng, có thể mọc hoặc không mọc và cũng không có vai trò quan trọng.

Răng số 7 bắt đầu mọc vĩnh viễn từ 12 tuổi, còn răng số 6 mọc lúc khoảng 6 – 7 tuổi, khi mà chưa thay chiếc răng sữa nào. Mỗi răng hàm vĩnh viễn chỉ mọc duy nhất 1 lần nên nếu bị mất răng vĩnh viễn sẽ không mọc lại nữa.

Hậu quả khi bị mất răng hàm

Vì là răng lớn, đảm nhận vai trò nhai và nghiền thức ăn, cũng như nâng đỡ cho cấu trúc khung xương hàm nên các răng hàm rất quan trọng. Như vậy, nếu một người bị mất răng có ảnh hưởng gì không, nhất là mất răng hàm dưới hoặc mất răng hàm trên có sao không? Câu trả lời là có, vì mất răng hàm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khiến việc nhai và nghiền nát thức ăn gặp khó khăn

Cấu trúc răng của mỗi người vốn đã ổn định nên nếu thiếu dù chỉ một cái cũng sẽ khiến việc ăn uống gặp rất nhiều bất tiện.

  • Mất răng hàm khiến cho việc ăn uống trở nên rất khó khăn, lực nhai và nghiền yếu sẽ làm thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và đường ruột.
  • Mất răng hàm khiến thức ăn rơi vào khoảng trống, dẫn đến việc phải luôn điều chỉnh thức ăn để vào nơi không bị mất răng.
  • Mất răng hàm sẽ tạo khoảng trống lớn trên khuôn hàm, làm cho các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, đổ nghiêng, thậm chí gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Răng hàm bị mất cũng có thể làm cho khả năng phát âm kém chuẩn xác và không tròn chữ, gây ảnh hưởng tới giao tiếp cũng như công việc hàng ngày.

Ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ

Mất răng hàm dù không gây mất thẩm mỹ như răng cửa nhưng khiến cung hàm bị mất cân đối, hai má bị hóp vào, da mặt bên mất răng bị chảy xệ và vùng da xung quanh miệng cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến gương mặt nhìn già đi rất nhiều so với tuổi thật. Lâu dần nếu mất răng hàm không được điều trị có thể làm khuôn mặt bị lệch, gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, dẫn đến cảm giác ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.

Gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng

Các khoảng trống tại vị trí răng bị mất là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển, dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chuviêm nướuviêm chân răng và cũng gây hại tới các chiếc răng còn lại.

Gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm, tiêu xương

  • Khi bị mất răng hàm nếu không được phục hình sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm.
  • Mất răng hàm khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây ra áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy.
  • Các răng ở bên cạnh có xu hướng xê dịch vào khoảng trống của răng hàm bị mất, các răng đối diện cũng sẽ thụt xuống hoặc trồi lên quá mức. Về lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây ra các vấn đề khớp cắn. Nhẹ thì bị lệch khớp cắn còn nặng thì có thể dẫn tới liệt cả cơ hàm và lệch mặt

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến