Nha Khoa Sài Gòn TS Lâm
Uy Tín - An Toàn - Chất Lượng
Trang thiết bị hiện đại
Đáp ứng yêu cầu khách hàng
Đội ngũ BS nhiều nghiệm
Vững niềm tin cho khách hàng
HỖ TRỢ TƯ VẤN
Facebook - Zalo - Messenger
Trám răng không phải là phương cách để chấm dứt sâu răng vì phòng ngừa sâu răng mới làm giảm được sâu răng.
Còn khi để răng bị sâu rồi mới chữa chỉ là đối phó vì lỗ sâu đã trám rồi chỉ là tạm thời làm ngưng sâu răng, nếu không giữ gìn răng miệng sạch sẽ thì sâu răng sẽ tái phát.
Trám răng Cần Thơ - Nha Khoa Cần Thơ SG Ts Lâm
Men răng có độ cứng yếu sẽ bị sâu tái phát nhanh hơn, nhất là ở răng sữa , trẻ em, lỗ sâu dù có trám rồi vẫn bị tiếp tục sâu nếu không theo dõi và trám lại.
Đừng để răng bị đau nhức rồi mới đi chữa vì sâu răng đến tủy sẽ làm viêm và chết tuỷ. Răng bị chết tủy phải chữa nội nha, còn gọi là chữa tủy răng.
Nếu răng sâu mà không chữa kịp để nhiễm trùng nặng ở gốc răng phải chữa nội nha kèm theo phẫu thuật cắt chóp, nạo nang mới giữ được răng. Trong trường hợp răng bể nhiều không bảo tồn được thì phải nhỗ bỏ đi. Răng mất nhiều làm lệch lạc khớp cắn ảnh hưởng đến sức khoẻ, còn phải làm cầu răng, hàm giả thì tốn kém nhiều tiền hơn.
Các phương pháp trám răng sâu.
Thông dụng hiện nay là trám răng compostite thẩm mỹ, trám amalgam, trám bít hố rãnh và trám inlay, onlay
Trám bít hố rãnh răng sâu.
Đây là kỹ thuật dành cho các răng có nguy cơ bị sâu nhưng hiện tại vẫn chưa có lỗ sâu. Loại trám phòng ngừa này có hiệu quả hạn chế khả năng bị sâu răng rõ rệt.
Các răng cối nhỏ và răng cối lớn của một số người có thể có các rãnh rất sâu và hẹp, đầu lông bàn chải đánh răng không thể nào làm sạch được các rãnh này. Khi đó thức ăn và vôi răng sẽ bám lại trong các hố rãnh trên. Vì vậy nguy cơ bị sâu của những răng này rất cao. Trám bít hố rãnh dùng chất trám lấp đầy các rãnh, giúp cho thức ăn không bị nhét vào nữa, nhờ đó phòng ngừa được sâu răng. Kỹ thuật trám này không đau và miếng trám tồn tại tốt trong một thời gian dài.
Trám răng tại Nha khoa Cần Thơ - Ts Lâm
Loại trám này chỉ dùng để bít các rãnh trên mặt nhai của các răng, chứ không phải trám kẽ giữa hai răng kế cận nhau. Trám bít hố rãnh có thể thực hiện trên cả răng cối sữa và răng cối, khi răng vừa mới mọc nếu khám thấy có rãnh sâu và hẹp thì có thể trám ngay, đối với trẻ em thường từ 6 đến 10 tuổi có thể thực hiện trám bít hố rãnh.
Quá trình trám răng tại được thực hiện như sau:
1. Đầu tiên nha sĩ sẽ làm sạch các rãnh bằng mũi khoan.
2. Sau đó bề mặt rãnh sẽ được nhám bằng axit và thổi khô răng.
3. Cuối cùng chất trám được lấp đầy vào các rãnh và đợi đến khi đông cứng, hoặc được chiếu đèn nếu là chất trám quang trùng hợp.
4. Khi nào miếng trám bị mòn thì bệnh nhân sẽ đến nha sĩ để trám lại.
Trám thẩm mỹ cho răng sâu bằng composite.
Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật sử dụng vật liệu composite có màu trắng ngà giống như màu răng, rất hay sử dụng để trám các răng phía trước vì yêu cầu thẩm mỹ. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Cách thực hiện:
Đầu tiên nha sĩ Nha khoa sẽ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu, sau đó phết một lớp mỏng giúp răng bớt ê buốt. Tiếp theo, bề mặt răng sẽ được làm nhám bằng axit, tương tự như kỹ thuật trám bít hố rãnh, giúp cho lớp keo dán sau này dính chặt vào bề mặt cần trám.
Sau khi rửa sạch axit và thổi khô răng, bác sĩ sẽ phết lên bề mặt trám một lớp keo dán, và tiếp sau đó là lớp composite có màu giống như màu của răng đang trám. Cuối cùng nha sĩ dùng một chiếc đèn đặc biệt để chiếu vào miếng trám giúp cho composite đông cứng lại.Khi đã đông cứng, miếng trám tương đối trơn láng và dễ đánh bóng.
Loại trám này sử dụng chủ yếu cho các xoang trám tương đối nhỏ. Nếu phần răng sâu quá nhiều, miếng trám khá lớn, lúc đó nha sĩ có thể phải cắm thêm một chốt kim loại nhỏ để gia cố, giúp miếng trám được chắc hơn. Sau khi lấy hết phần răng bị sâu như đã nói ở trên, nha sĩ sẽ mài vát xung quanh thành của xoang trám để tăng bề mặt dán dính, đồng thời giúp miếng trám và răng dính khít với nhau hơn.
Răng sẽ được phết một lớp bảo vệ, sau đó nha sĩ khoan một lỗ nhỏ vào răng và vặn vào lỗ một chốt kim loại nhỏ. Tiếp theo composite sẽ được đắp tiếp vào xung quanh chốt và miếng trám được hoàn tất.
Trám Amalgam cho răng sâu.
Đây là loại trám với vật liệu amalgam có màu đen được sử dụng từ lâu mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc, tuy nhiên hiện nay được bộ y tế khuyến cáo không nên sử dụng do chúng chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn, có thể gây độc hại đến không chỉ người được hàn răng mà còn cả các nhân viên y tế đang làm việc trong lĩnh vực nha khoa; không những vậy, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gián tiếp ảnh hưởng tới toàn cộng đồng do thủy ngân đi từ môi trường vào chuỗi thức ăn
Trám răng sâu bằng phương pháp inlay, onlay (trám đúc).
Trám răng Cần Thơ bằng phương pháp Inlay, Onlay
Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít, thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Miếng trám này thường được làm bằng vàng hoặc sứ nung, và được đúc cứng trước khi lắp vào răng. Loại trám này không chỉ lắp đầy phần răng bị mất do sâu, mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.
Hiện nay chưa có chất trám nào hàn chặt vào men và ngà răng, nếu có được đó là sự ước mơ của ngành Nha Khoa:
– Chất trám amalgam bạc gắn vào xoang là nhờ cách đào lỗ sâu (Xoang răng) có ngàm hình đuôi én giống như ngàm của thợ mộc, nghĩa là miệng xoang nhỏ hơn đáy răng. Như vậy miếng trám chỉ tựa sát vào thành xoang chứ không dính, và khi bị bong ra miếng trám vẫn không bị sút.
– Chất trám composite dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán . qua trung gian một lớp keo dán gọi là ponding (adhesive gel). Lớp composite được làm cứng (curing) bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh, thời gian để trùng hợp từ 20 giây – 40 giây. Với thời gian chất trám composite sẽ co lại không còn độ bám dính nữa và sẽ bong ra.
– Chất trám composite được xem là thẩm mỹ vì nó hợp với màu của ngà răng, có độ bóng tốt, nhưng với thời gian (từ 2-5 năm) chất trám sẽ đổi màu, mất độ cứng và độ bóng dần dần.
– Khi trám một răng có lỗ sâu to, hoặc chữa tuỷ trên một răng có phần thân còn lại quá yếu nhất là phải gắn thêm chốt kim loại (post screw, pivot) để tăng cường độ bền vững thì việc trám răng không đủ để cho răng chắc. Lúc đó Bác sĩ nên khuyên bệnh nhân làm một mão răng sứ (Porcelain crown) chụp lên để bảo tồn răng không bị vỡ.
– Chất trám không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ bể và dễ sút khi bệnh nhân vẫn có thói quen ăn nhai với thức ăn quá cứng.
– Vì nhu cầu làm đẹp nên bệnh nhân lúc nào cũng đòi hỏi phải trám răng thẩm mỹ, nhưng phải tùy trường hợp, các răng bên trong như là các răng hàm và răng khôn nếu có trám đẹp cũng không nhìn thấy, trong khi chúng ta cần răng chắc để ăn nhai thì tại sao không trám bạc cho chắc chắn và giữ được lâu?
Khi bạn gặp vấn đề về răng. Hãy đến Nha Khoa Cần Thơ - Ts Lâm để các bác sĩ thăm khám và tư vấn ngay bạn nhé!
Xem thêm > Tin tức Nha khoa Cần Thơ - SG TS Lâm
Hình ảnh phòng khám Nha khoa Cần Thơ - SG Ts Lâm
Với máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cộng với đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao, chính xác. NHA KHOA CẦN THƠ - SÀI GÒN TIẾN SĨ LÂM là sự lựa chọn hàng đầu để khách hàng tìm đến.
DỊCH VỤ TẠI NHA KHOA SG TS LÂM:
- Tin tức Nha khoa Cần Thơ.
- Dịch vụ Trám răng Cần Thơ.
- Dịch vụ Nhổ răng tại Cần Thơ.
- Dịch vụ Tẩy trắng răng Cần Thơ.
- Dịch vụ Phục hình răng Cần Thơ.
- Dịch vụ Cấy implant Cần Thơ.
- Dịch vụ Chỉnh nha Cần Thơ.
- Dịch vụ Răng sứ Cần Thơ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Nha Khoa Cần Thơ Sài Gòn – TS. Lâm
- Địa chỉ: 251 – NGUYỄN VĂN CỪ – Q. NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ
- Điện thoại: 02923 899 104
- Website: nhakhoasaigontiensilam.com
- Email: [email protected]
251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Điện thoại: (0292)3 899 104