(0292)3 899 104  | 

Yếu tố tác động tới độ bền, đẹp của răng sứ

Yếu tố tác động tới độ bền, đẹp của răng sứ
Cập nhật 28/06/2021 05:06:59

Làm răng sứ phục hình không còn là điều gì xa lạ ngày nay, đây là kỹ thuật sử dụng răng sứ để bọc bên ngoài răng, giúp đem lại hàm răng trắng sáng, đều cho người thực hiện. Tuy nhiên, để giữ cho hàm răng đẹp, sáng và bền là điều không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các yếu tố tác động tới độ bền, đẹp của răng sứ, từ đó giúp bạn biết cách chăm sóc tốt nhất.

Răng sứ thẩm mỹ

1. Các yếu tố tác động tới độ bền, đẹp của răng sứ phục hình

Ngoài những yếu tố gây ảnh hưởng đến độ bền, đẹp của răng như vị trí răng được bọc sứ, trình độ tay nghề bác sĩ hay các trang thiết bị, chất lượng sứ, chế độ chăm sóc sau khi bọc sứ... thì chất lượng sứ và sức khoẻ của cùi răng, là 2 yếu tố tác động trực tiếp và quyết định tới độ bền, tính thẩm mỹ của răng sứ nhất.

Răng sứ có bền không còn phụ thuộc vào 2 thành phần, đó là phần răng sứ phủ bên ngoài và phần răng thật bên trong. Nếu phần răng bằng sứ bị vỡ nhưng phần răng thật còn tốt thì bác sĩ nha khoa chỉ cần thay lớp răng sứ khác. Tuy nhiên, nếu phần răng thật bị vỡ, viêm đến mức phải nhổ đi thì lúc này răng bằng sứ bọc ngoài cũng sẽ buộc phải bỏ đi cùng chiếc răng thật.

2. Yếu tố liên quan tới cùi răng

  • Tủy răng

Răng được giữ tủy mới có thể duy trì khỏe mạnh và tồn tại lâu dài. Chúng có khả năng giúp răng tự hồi phục, chống lại những vi khuẩn có hại sinh sôi trong khoang miệng.

Răng được giữ tủy thì khi làm răng sứ cũng trở nên tự nhiên, màu sắc đẹp, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Đồng thời răng thật được bảo tồn tủy cũng sẽ bền, ít bị biến đổi màu sau 1 thời gian sử dụng.

Vì vậy trong quá trình mài răng, tay nghề bác sĩ rất quan trọng để tránh gây ra những tác động làm hại tới tủy răng. Tủy răng rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, vì vậy cần phun nước đủ mạnh, đúng hướng, giảm lực ma sát khi mài.

  • Răng thật bị mài càng nhiều, nguy cơ bị hư hại càng lớn

Để thực hiện lắp được răng sứ, răng thật cần phải mài, sửa soạn ra hình dạng để có thể lắp được răng sứ đều, thường gọi là cùi răng.

Răng thật chỉ mài ở mức độ vừa “đủ” và “hợp lý”, không mài quá nhiều hoặc quá ít để khi gắn răng bằng sứ sẽ khít sát lại với nhau mà không gây hại cho răng thật. Răng làm bằng sứ cũng cần có một độ dày nhất định, đủ để chịu lực tác động lên răng như trong quá trình ăn, nhai và có màu sắc phù hợp với kết quả thẩm mỹ.

Nếu mài răng thật quá nhiều sẽ làm hư hại, nguy cơ ảnh hưởng tủy răng, gây xuất hiện tình trạng ê buốt răng khi ăn và nhai.

Nếu mài răng quá ít sẽ khiến răng không thể gắn khít sát được với răng thật, nếu lớp sứ quá mỏng sẽ dẫn đến dễ bị vỡ, khó đạt được kết quả thẩm mỹ về màu sắc. Nhưng nếu làm lớp sứ quá dày sẽ làm cho răng bị to, thô, không tự nhiên và rất khó vệ sinh răng miệng. Vì vậy, trình độ của bác sĩ thực hiện lắp răng sứ phục hình rất quan trọng.

  • Trục răng khi ăn, nhai phải cùng trục với hướng của chân răng thật

Lực nhai của răng sứ phải đồng trục với chân răng thật để tăng khả năng chịu lực và hấp thụ lực được tốt nhất.

Nếu trục bị lắp khác hướng với trục của chân răng thì trong quá trình ăn, nhai, chân răng bị hư hại nhanh chóng, sau một thời gian sẽ xuất hiện các bệnh về răng miệng như viêm nướu, tiêu xương hoặc gãy chân răng thật.

Biểu hiện ban đầu là lực ăn, nhai của răng bị giảm đáng kể sau khi lắp răng sứ. Vì vậy, không được làm răng sứ để điều chỉnh trục răng như chỉnh răng bị hô hay mọc chen chúc. Những trường hợp như vậy, cần điều trị niềng răng - chỉnh nha.

3. Yếu tố liên quan tới răng sứ phục hình bên ngoài

  • Lớp sứ bọc quá cứng

Khi lớp sứ bọc bên ngoài răng quá cứng sẽ vô tình gây ra tình trạng làm mài mòn răng thật đối diện, hư hại răng thật. Không những vậy, răng sứ quá cứng sẽ làm giảm cảm giác nhai thức ăn hoặc gây khó chịu khi ăn mạnh.

  • Lớp sứ quá mỏng hoặc quá dày

Nếu răng sứ quá dày sẽ khiến thức ăn dễ nhét vào dưới chân răng, rất khó vệ sinh, từ đó có thể dễ dàng hình thành lên các mảng bám, vôi răng, vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng và dễ bị mắc các bệnh về răng miệng.

Nếu tình trạng này kéo dài thì thức ăn, mảng bám dính vào kẽ giữa răng thật và răng sứ ngày càng nhiều, nguy cơ có thể gây hỏng cả 2 răng.

  • Kích thước răng sứ không phù hợp với răng thật

Khi chân răng chịu áp lực quá mức so với khả năng thiết kế răng sứ không phù hợp, răng thật sẽ nhanh chóng bị yếu, lung lay rồi rụng, không thể giữ được. Cầu răng khi đó cũng dễ bị tác động quá mức khi bệnh nhân có lực ăn hay nhai mạnh.

Vì vậy, cần chọn chiếc răng sứ có độ cứng vừa phải, thiết kế phù hợp với răng thật để tạo cảm giác ăn nhai tự nhiên, tương xứng với những chiếc răng xung quanh trong miệng. Răng sứ khi bọc quanh răng thật cần có độ dày phù hợp, khít với phần răng thật đã mài.

  • Răng thật chịu lực quá sức do làm sai quy cách

Chân răng thật sẽ bị quá tải nếu răng sứ thiết kế không phù hợp. Răng thật sẽ nhanh chóng bị yếu, lung lay và cuối cùng là rụng.

Nguyên nhân do khoảng trống mất răng lớn sẽ làm lực tác dụng lên phần nhịp cầu (phần răng bị mất) càng lớn thì răng trụ (răng thật đã bị mài làm trụ cầu răng) càng nhanh chóng quá tải và lung lay. Vì vậy, khi thiết kế, bác sĩ cần phải tính toán hợp lý về “khả năng” của trụ cầu răng có thể đỡ được những răng bị mất đó được không.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến