(0292)3 899 104  | 

Ăn mòn răng và phục hồi men răng

Ăn mòn răng và phục hồi men răng
Cập nhật 28/03/2022 04:03:06

Men răng là lớp ngoài cùng của răng có tác dụng bảo vệ chống lại các tổn thương vật lý và hóa học. Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng răng bị ăn mòn. Cách tốt nhất để điều trị vấn đề mòn răng và ăn mòn chân răng là ngăn chặn và phục hồi men răng ngay từ đầu.

1. Nguyên nhân gây ra mòn răng

Men răng là lớp ngoài cùng của răng có tác dụng bảo vệ chống lại các tổn thương vật lý và hóa học. Mặc dù men răng rất dai và cũng là mô cứng nhất trong cơ thể con người - thậm chí men răng còn cứng hơn cả xương - những vẫn có thể xảy ra tình trạng răng bị ăn mòn.

Cụ thể, các nguyên nhân gây ra mòn răng bao gồm:

  • Ăn nhiều các loại thực phẩm có đường, chẳng hạn như kem, bánh kẹo ngọt, siro và caramen.
  • Ăn nhiều những thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như bánh mì,...
  • Một trong những nguyên nhân chính gây ăn mòn chân răng là do axit có trong thức ăn và nước uống. Ăn nhiều các thực phẩm chua, có tính axit, dư thừa vitamin C chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, táo,..., đặc biệt đi kèm với không đánh răng đúng cách sẽ khiến cho lớp men răng bên ngoài bị bào mòn theo thời gian. Đây gọi là tình trạng răng bị ăn mòn do tác nhân hóa học.
  • Đồ uống trái cây và nước ép trái cây chứa nhiều chất axit có tính ăn mòn mạnh.
  • Nước ngọt và các loại soda chứa nhiều đường, nhiều axit photphoric và citric. Uống quá nhiều nước ngọt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh và chúng tạo ra axit có thể ăn mòn men răng. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ) hoặc chứng ợ nóng làm cho axit từ trong dạ dày bị đẩy lên miệng, làm hư men răng.
  • Chứng khô miệng hoặc tiết ít nước bọt (xerostomia), là một triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có đái tháo đường. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho răng khỏe mạnh, bảo vệ men răng bằng cách phủ canxi và các khoáng chất lên răng. Nước bọt cũng làm loãng các tác nhân ăn mòn có tính axit, loại bỏ chất thải khỏi miệng và tăng cường các chất bảo vệ giúp chống lại vi khuẩn và các bệnh lý răng miệng. Do đó, nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa sạch vi khuẩn và thức ăn thừa trong miệng, liên tục trung hòa axit để bảo vệ răng.
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamin, aspirin và vitamin C.
  • Rối loạn ăn uống như chứng ăn vô độ, gây rối loạn hệ tiêu hóa và làm răng tiếp xúc với axit dạ dày nhiều hơn. Ngày càng nhiều phát hiện hơn cho thấy rằng chứng ăn vô độ là nguyên nhân gây mòn men răng và sâu răng. Bulimia là một chứng rối loạn ăn uống liên quan đến chứng ăn uống vô độ và nôn ói. Tình trạng nôn ói thường xuyên chính là nguyên nhân làm xói mòn men răng và có thể dẫn đến sâu răng.
  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Hút thuốc lá
  • Di truyền.
  • Hiện tượng ma sát tự nhiên giữa răng và răng xảy ra khi nghiến răng, thường xảy ra không chủ ý trong khi ngủ.
  • Mài mòn răng do tác nhân cơ học là sự hao mòn vật lý của bề mặt răng xảy ra khi chải răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, cắn vào vật cứng (chẳng hạn như móng tay, nắp chai hoặc bút) hoặc nhai thuốc lá.
  • Răng bị nứt hoặc gãy do các thủ thuật nha khoa hoặc do chấn thương, tai nạn.

2. Dấu hiệu răng bị ăn mòn

Các dấu hiệu của mòn men răng có thể khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn. Một số dấu hiệu răng bị ăn mòn có thể bao gồm:

  • Răng tăng nhạy cảm với mùi vị, nhiệt độ và thức ăn cứng. Những loại thức ăn ngọt, thức ăn nóng hoặc lạnh sẽ khiến cho răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, gây ra những cơn đau nhói dữ dội và nghiêm trọng trong giai đoạn đầu của quá trình bào mòn men răng.
  • Răng bị đổi màu. Khi men răng bị bào mòn và lộ ra nhiều ngà răng hơn, răng có thể bị đổi màu thành màu ố vàng.
  • Vết nứt và vỡ trên răng. Các cạnh của răng trở nên thô ráp, không đều và lởm chởm, xuất hiện vết nứt hoặc vỡ khi men răng bị bào mòn.
  • Bề mặt răng nhẵn, bóng láng là một dấu hiệu của sự mất khoáng chất.
  • Vết lõm xuất hiện trên bề mặt răng ở vị trí cắn và nhai.
  • Khi men răng bị bào mòn, răng sẽ dễ bị sâu răng hơn. Các lỗ sâu răng nhỏ ban đầu có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng khi sâu răng phát triển và xâm nhập vào lớp men cứng, nó sẽ xâm nhập vào phần thân chính của răng, có thể ảnh hưởng đến các sợi thần kinh nhỏ, dẫn đến áp xe, viêm tủy răng hoặc nhiễm trùng cực kỳ đau đớn.

3. Các biện pháp ngăn ngừa và phục hồi men răng

Men răng không có bất kỳ tế bào sống nào và không thể tự phục hồi nếu trải qua các tổn thương vật lý hoặc hóa học. Điều này có nghĩa là không thể đảo ngược được tình trạng men răng bị bào mòn và men răng cũng sẽ không phát triển trở lại. Tuy nhiên, quá trình ăn mòn men răng này diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi đã xuất hiện tình trạng răng bị ăn mòn thì chúng ta vẫn có thể ngăn chặn tiến triển trở nên tồi tệ hơn. Do đó, cách tốt nhất để điều trị vấn đề mòn răng và ăn mòn chân răng là ngăn chặn và phục hồi men răng ngay từ đầu. Sau đây là các biện pháp giúp phục hồi men răng:

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm và đồ uống có tính axit cao như nước ngọt có gas, chanh, trái cây và nước trái cây họ cam quýt. Khi ăn và uống bất kỳ món nào có tính axit, hãy ăn trong bữa ăn để hạn chế tác hại ăn mòn men răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những thức uống có hàm lượng axit thấp. Súc miệng bằng nước sạch ngay lập tức sau khi ăn thức ăn có tính axit hoặc uống đồ uống có tính axit.
  • Sử dụng ống hút khi uống những loại thức uống có tính axit. Ống hút sẽ đẩy thức uống ra phía sau miệng của bạn, hạn chế tiếp xúc với răng của bạn.
  • Uống một ly sữa hoặc ăn một miếng pho mát khi kết thúc bữa ăn sẽ giúp loại bỏ axit dư thừa trong miệng.
  • Không ăn vặt (snack, bánh, kẹo) cũng như các món ăn nhanh, trừ khi bạn có thể súc miệng và đánh răng sau mỗi lần ăn. Ăn vặt thường xuyên làm tăng khả năng bị sâu răng. Đồng thời, lượng axit trong miệng cũng tăng lên trong vài giờ sau khi ăn thức ăn có nhiều đường và tinh bột.
  • Nhai kẹo cao su không đường vào giữa các bữa ăn. Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt lên gấp 10 lần so với khả năng tiết bình thường. Nước bọt tăng cường các khoáng chất quan trọng giúp răng chắc khỏe. Tốt nhất là chọn kẹo cao su không đường có xylitol, vì được chứng minh là làm giảm axit trong đồ uống và thực phẩm.
  • Uống nhiều nước hơn trong ngày nếu có tình trạng giảm tiết nước bọt hoặc khô miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor giúp bổ sung các khoáng chất cho răng chắc khỏe.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và không chải răng quá mạnh. Vì nếu bàn chải răng quá cứng hoặc chải răng quá mạnh sẽ làm mềm men răng và làm cho răng dễ bị hư hại hơn. Nên đợi ít nhất một giờ sau khi bạn đã ăn thức ăn hoặc đồ uống có tính axit mới chải răng.
  • Khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra sức khoẻ răng miệng và làm sạch răng định kỳ.
  • Điều trị các tình trạng như chứng cuồng ăn, nghiện rượu hoặc GERD.

Tuy rằng, men răng là mô cứng nhất trong cơ thể nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng răng bị ăn mòn. Do đó, cách tốt nhất để điều trị vấn đề mòn răng và ăn mòn chân răng là ngăn chặn và phục hồi men răng ngay từ đầu.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến