(0292)3 899 104  | 

Răng móm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng móm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Cập nhật 21/09/2024 08:09:24

Răng móm là tình trạng sai lệch khớp cắn thường gặp, hàm dưới có xu hướng đưa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, tình trạng này còn gây nhiều khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Răng móm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng móm là gì?

Răng móm (hay còn được gọi là khớp cắn ngược) là tình trạng sai lệch khớp cắn rất thường gặp. Biểu hiện của tình trạng này là hàm dưới đưa ra nhiều hơn so với hàm trên, thậm chí là có thể che phủ răng ở hàm trên.

Điều này khiến khuôn mặt bị mất cân đối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, nhiều người thường cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Không chỉ vậy, khớp cắn ngược cũng gây khó khăn cho việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Về lâu dài, răng móm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Các loại răng móm thường thấy

Theo chuyên gia, tình trạng khớp cắn ngược thường được chia thành 2 loại dựa trên nguyên nhân gây móm là móm do xương hàm hoặc móm do răng. Tùy vào từng tình trạng răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mỗi ca điều trị.

Móm do răng

Móm do răng là tình trạng sai lệch khớp cắn rất điển hình. Trong nha khoa, tình trạng này được các bác sĩ gọi là khớp cắn ngược hoặc khớp cắn chéo. Dấu hiệu nhận biết móm do răng là khi cắn răng hai hàm lại, răng cửa hàm dưới nằm lệch bên ngoài so với răng cửa hàm trên. Trong khi đó, xương hàm vẫn phát triển một cách bình thường và đạt kích thước chuẩn.

Móm do hàm

Khác với tình trạng móm do răng, tình trạng này xảy ra là do xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên. Một trường hợp khác là do xương hàm trên kém phát triển và bị thụt vào bên trong. Khi đó, răng hàm dưới sẽ bao phủ răng hàm trên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm

Tình trạng khớp cắn ngược do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:

Do di truyền

Dựa trên một số nghiên cứu đã được công bố, tỷ lệ móm do di truyền từ thế hệ đi trước chiếm đến 90%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu trong gia đình có người thân bị móm bẩm sinh thì con cháu cũng có thể bị móm.

Những người bị răng móm do di truyền thường có những đoạn gen khiến răng ở hàm dưới phát triển quá mức, hoặc thậm chí là ức chế sự phát triển của hàm trên. Từ đó khiến hai hàm bị mất cân bằng, lệch khớp cắn và gây ra tình trạng móm.

Do thói quen xấu

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm là do thói quen xấu tồn tại trong thời gian dài. Cụ thể, nếu bạn có thói quen mút ngón tay, đặt lưỡi sai vị trí hoặc ngậm núm giả ở trẻ nhỏ thì có nguy cơ bị móm cao hơn bình thường. Vì khi những thói quen xấu này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến cấu trúc xương hàm và răng phát triển sai lệch. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược.

Do mất răng

Trong một số trường hợp, răng móm còn là do bị mất răng. Nguyên nhân chủ yếu là vì mất răng lâu ngày, xương hàm ở vị trí đó không có lực tác động nên bị tiêu xương, dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch, tụt lợi, sai khớp cắn.

Nếu răng ở hàm trên bị mất cách đây đã lâu, xương hàm bị tiêu dần khiến diện tích hàm bị nhỏ lại sẽ gây ra tình trạng móm. Theo chuyên gia, càng mất nhiều răng, tình trạng móm sẽ càng biểu hiện rõ rệt.

Do răng sai lệch

Bị móm do răng sai lệch là nguyên nhân phổ biến nhất. Cụ thể hơn, nhóm răng cửa ở hàm dưới bị nhô ra ngoài trong khi nhóm răng cửa ở hàm trên thì lại có xu hướng gặp vào trong, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa cấu trúc 2 hàm răng.

Do xương hàm sai lệch

Một nguyên nhân dẫn đến răng móm còn có thể kể đến là do xương hàm sai lệch. Lúc này, cấu trúc xương hàm phát triển không đúng cách làm cho phần hàm trên bị lùi vào trong hoặc hàm dưới nhô ra ngoài nhiều. Từ đó khiến cả 2 hàm bị mất cân bằng, khớp cắn bị sai lệch và gây ra tình trạng móm

Do cả răng và xương hàm đều sai lệch

Nếu cả răng và xương hàm đều phát triển không bình thường thì nguy cơ bị sai lệch khớp cắn là rất lớn. Khi đó, xương hàm và nhóm răng cửa phía trước sẽ chìa ra ngoài. Các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến răng móm khó điều trị nhất.

Cách khắc phục tình trạng răng móm hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, cũng như mức độ sai lệch của khớp cắn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang đến hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn giải pháp khắc phục dựa trên mong muốn và điều kiện tài chính của mỗi người. Các phương pháp khắc phục răng móm phổ biến nhất có thể kể đến như:

Niềng răng

Niềng răng (hay còn gọi là chỉnh nha) là một trong những phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng móm. Để thực hiện chỉnh nha điều trị khớp cắn ngược, bác sĩ sẽ sử dụng các hệ thống khí cụ bao gồm dây cung, mắc cài, dây thun, minivis,… tạo lực, điều chỉnh răng về vị trí tiêu chuẩn.

Không chỉ có khả năng khắc phục hiệu quả các trường hợp móm từ nhẹ đến trung bình, mà phương pháp chỉnh nha còn giúp bảo tồn tối đa răng gốc. Vì vậy, phương pháp niềng răng được các bác sĩ ưu tiên áp dụng để điều trị răng móm.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị móm do xương hàm dưới phát triển quá mức thì phương pháp chỉnh nha chỉ phù hợp để điều trị cho trẻ nhỏ. Với những người trưởng thành gặp phải trường hợp răng móm do xương thì cần kết hợp với phương pháp phẫu thuật xương hàm để khắc phục hiệu quả hơn.

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Một trong số những phương pháp khắc phục tình trạng răng móm còn có thể kể đến như là bọc răng sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể phát huy hiệu quả đối với các trường hợp bị móm nhẹ. Cụ thể hơn, răng cửa ở hàm trên đối đầu với răng cửa ở hàm dưới gây nên tình trạng lệch khớp cắn nhẹ, các răng còn lại trên cung hàm khá đều.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn bọc răng sứ ở địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn. Điều đó nhằm đảm bảo không mài răng quá nhiều, bảo tồn tối đa răng gốc.

Phẫu thuật hàm

Mặc dù chỉnh nha được xem là phương pháp có khả năng khắc phục hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược. Thế nhưng đối với trường hợp bị móm ở mức độ nặng do xương hàm phát triển quá mức, bác sĩ có thể tư vấn phẫu thuật để khắc phục triệt để tình trạng răng móm. Khi đó, họ sẽ tiến hành định vị xương hàm về vị trí chuẩn khớp cắn.

Cần lưu ý rằng phẫu thuật hàm chỉ có thể thực hiện được với những khách hàng trên 18 tuổi. Bởi vì ở độ tuổi này, xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, cũng như có đủ sức khỏe để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, thành công.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến