(0292)3 899 104  | 

Khớp cắn chéo là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Khớp cắn chéo là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị
Cập nhật 21/09/2024 08:09:53

Khớp cắn chéo là một trong những dạng sai lệch khớp cắn thường gặp. Đây là tình trạng răng ở cung hàm trên không đồng đều với nhau mà sẽ có chiếc hướng ra ngoài, có chiếc thụt vào bên trong. Hiện tượng này ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của người bệnh.

Khớp cắn chéo là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Khớp cắn chéo là gì?

Khớp cắn chéo (khớp cắn xấu) không phải là dạng sai lệch khớp cắn hiếm gặp. Đây là hiện tượng răng ở phần hàm trên không đồng đều với nhau. Các nhóm răng sẽ có chiếc chìa ra ngoài, có chiếc thụt vào bên trong. Sự sai lệch này có thể xuất hiện ở nhóm răng phía trước (răng cửa, răng nanh) hoặc nhóm răng sau (răng hàm). Răng không đối xứng cũng không khớp với răng ở hàm dưới nên gây ra sự mất cân đối của hai hàm.

Khớp cắn xấu khiến cung hàm không được cân đối. Thế nhưng, bạn sẽ khó để nhận biết hiện tượng này. Thông thường, bạn sẽ không thể nhận biết người đối diện có bị khớp cắn chéo nếu chỉ thông qua việc quan sát khuôn mặt. Bởi vì mỗi khi cười hoặc khi ăn nhai thì răng ở hàm trên mới lộ ra ngoài. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy nụ cười của họ không được tự nhiên. Nếu nhóm răng cửa gặp phải tình trạng này thì sẽ bạn sẽ càng nhìn thấy rõ ràng.

Đặc điểm của khớp cắn chéo

Mọi người có thể nhận biết khớp cắn chéo nhờ các đặc điểm sau đây:

  • Các răng trên một phần hàm nhưng không nằm trên cung răng. Các nhóm răng có thể chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong nên khó để nhận biết đây là móm hay hô, vẩu.
  • Có chiếc răng nằm ở phần ngoài, có chiếc nằm vào bên trong. Do đó không phân biệt được răng hàm dưới đưa ra ngoài răng hàm trên hay ngược lại.
  • Khi răng cửa bị khớp cắn chéo thì sẽ nhận thấy hai hàm mất đi sự đối xứng. Bạn có thể nhận thấy khi so sánh từng chiếc răng, từng nhóm răng hoặc từng kẽ răng.
  • Khi răng cửa hàm trên lệch với răng cửa hàm dưới thì đường nối từ mũi qua khe răng cửa xuống cằm sẽ không phải là đường thẳng. Đường nối này sẽ bị gãy khúc ở khe giữa hai răng cửa.
  • Sự không cân đối được biểu hiện rõ khi so giữa các nhóm răng với nhau. Đặc biệt là khi tình trạng này xảy ra với răng cửa.
  • Răng ở hai cung hàm không chạm sát với nhau nên xuất hiện khe hở. Do đó làm suy giảm khả năng ăn nhai, khiến răng chịu nhiều áp lực hơn bình thường.

Phân loại khớp cắn chéo

Với những đặc điểm được nêu trên thì sẽ có rất nhiều trường hợp được xem là khớp cắn chéo. Nhưng nhìn chung, tình trạng sai lệch khớp cắn này sẽ được phân thành hai dạng. Đó là khớp cắn chéo răng trước và khớp cắn chéo răng sau.

Cắn chéo răng trước

Khớp cắn chéo răng trước là trường hợp một hoặc nhiều răng trước của hàm trên nằm lọt vào bên trong răng hàm dưới khi bạn khép miệng. Răng trước là nhóm răng cửa và răng nanh trên mỗi cung hàm. Cắn chéo răng trước có thể xuất hiện khoảng 4% đến 5% dân số. Để khắc phục trường hợp này, thông thường, nha sĩ sẽ khuyến khích bạn niềng răng. Trong trường hợp khớp cắn chéo là do hàm, bạn sẽ cần thực hiện phẫu thuật trước khi chỉnh nha. Tùy vào từng tình trạng răng miệng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.

Cắn chéo răng sau

Ngược lại với khớp cắn chéo răng trước, cắn chéo răng sau là hiện tượng một hoặc nhiều răng ở nhóm răng sau nằm bên trong hoặc bên ngoài các răng hàm dưới. Răng sau là nhóm răng cối lớn, răng cối nhỏ. Dạng sai lệch khớp cắn này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên miệng.

So với cắn chéo răng trước thì khớp cắn chéo răng sau sẽ thường gặp hơn. Có khoảng 16% dân số gặp phải tình trạng này. Để khắc phục hiện tượng trên, bác sĩ sẽ dùng khí cụ nong hàm. Đây là loại dụng cụ chỉnh nha phổ biến, thường được dùng để mở rộng phần hàm trên. Mục đích giúp quá trình niềng răng sau này diễn ra thuận lợi hơn.

Cách nhận biết khớp cắn chéo

Những đặc điểm của khớp cắn chéo đã được nêu ở nội dung phía trên. Mọi người thường nhầm lẫn cắn chéo với cắn chìa, cắn ngược, cắn sâu. Bạn có thể tham khảo những biểu hiện của các loại sai lệch khớp cắn này ở nội dung dưới đây để dễ dàng hơn trong việc nhận biết khớp cắn chéo.

  • Cắn chìa: Cắn chìa rất khác với khớp cắn chéo. Đây là tình trạng răng trước ở hàm trên chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm dưới.
  • Cắn ngược: Khớp cắn ngược thường bị nhầm lẫn với khớp cắn chéo. Thế nhưng, đây là hiện tượng răng hàm dưới đưa ra ngoài quá mức so với phần hàm trên. Hoặc có thể hàm trên thiếu răng nên cung hàm bị thu hẹp, thụt vào hơn so với phần hàm dưới. Khi bị khớp cắn ngược, dù là nhóm răng trước hay nhóm răng sau thì răng ở hàm trên đều sẽ nằm vào bên trong so với răng hàm dưới.
  • Cắn sâu: Khớp cắn sâu là hiện tượng khi các răng ở hàm trên đưa ra ngoài, che phủ răng hàm dưới theo phương thẳng đứng.

Nguyên nhân gây khớp cắn chéo

Có ba nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng khớp cắn chéo. Đó là do yếu tố di truyền, thói quen xấu và sự bất thường trong quá trình phát triển. Cùng Nha khoa Ts Lâm tìm hiểu cụ thể từng yếu tố ở nội dung tiếp theo đây:

Do di truyền

Những đặc điểm về ngoại hình thường được ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Cấu trúc xương hàm và sự sắp xếp của răng cũng như vậy. Do đó, nếu bố mẹ hoặc ông bà có khớp cắn chéo thì khả năng cao con cháu đời sau cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.

Hiện tượng cắn chéo do bẩm sinh thì không thể chủ động phòng tránh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được khắc phục triệt để nhờ kỹ thuật chỉnh nha.

Do thói quen xấu

Có thể mọi người ít chú ý, nhưng khi có những thói quen xấu này lúc nhỏ thì bạn rất dễ gặp phải dạng sai lệch khớp cắn này. Đó là:

  • Tật đẩy lưỡi.
  • Hay mút ngón tay.
  • Bú bình hoặc ngậm núm vú giả quá lâu.
  • Thường thở bằng miệng.

Những hành động tưởng chừng đơn giản này nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. Nếu diễn ra trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng khớp cắn bị chéo nhau. Sự phát triển của cung hàm cũng như xương mặt sẽ bị ảnh hưởng. Nếu trẻ có hàm trên nhỏ bẩm sinh lại thường thở bằng miệng thì nguy cơ bị sai lệch khớp cắn sẽ khá cao.

Do quá trình phát triển răng bất thường

Nguyên nhân khác có thể làm khớp cắn chéo nhau là do quá trình phát triển răng bất thường. Tình trạng này thường xảy ra khi răng sữa bị mất quá sớm hoặc răng vĩnh viễn mọc lên muộn.

Nếu răng sữa không rụng trong độ tuổi thay răng, quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ bị ảnh hưởng. Đối với trường hợp này, bố mẹ nên cho con đến nha khoa để được nhổ bỏ răng. Nếu răng vĩnh viễn xuất hiện muộn nhưng lại mọc lệch thì bạn cần lựa chọn phương pháp chỉnh nha.

Niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu được thực hiện từ sớm. Đây là lý do bác sĩ khuyến khích bố mẹ nên cho con đến nha khoa định kỳ. Nếu phát hiện răng mọc không đúng vị trí thì sẽ có phương án điều trị tối ưu.

Điều trị khớp cắn chéo như thế nào?

Khớp cắn chéo cũng như các trường hợp sai lệch khớp cắn khác thường sẽ được khắc phục bằng hai phương pháp. Đó là niềng răng và phẫu thuật hàm. Tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của khách hàng mà nha sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp. Cụ thể như:

Trường hợp xương hàm trên kém phát triển ở mức độ nhẹ

Nếu xương hàm trên chỉ kém phát triển nhẹ thì bác sĩ sẽ dùng khí cụ nong hàm. Khi thực hiện, phần xương hàm trên sẽ được điều chỉnh thích hợp. Thế nhưng, phương án thì chỉ mang lại hiệu quả cao khi áp dụng cho bé trước tuổi dậy thì.

Trường hợp xương ở mức độ nặng, xương hàm phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng

Nếu khớp cắn bị chéo nhau là do xương phát triển ở mức độ nghiêm trọng hoặc vì dị tật khe hở vòm miệng thì phẫu thuật sẽ là phương án tối ưu.

Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi bạn trên 18 tuổi. Vì lúc này, xương hàm đã phát triển hoàn toàn, sức khỏe của người bệnh cũng đủ điều kiện để phẫu thuật được diễn ra an toàn. Thế nhưng chi phí cũng như độ phức tạp khi phẫu thuật sẽ khá cao. Do đó, mọi người cần chuẩn bị tài chính cũng như tìm kiếm địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để gửi gắm niềm tin.

Trường hợp bị khớp cắn chéo do răng

Khi khớp cắn chéo xảy ra do răng, bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh nha. Những chiếc răng bị lệch sẽ được dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Trường hợp bị khớp cắn chéo do cả răng và xương hàm

Khi gặp phải trường hợp khớp cắn bị chéo do cả răng và xương hàm, bác sĩ sẽ kết hợp cả chỉnh nha và phẫu thuật hàm. Sau khi tiến hành điều chỉnh xương hàm, nha sĩ sẽ thực hiện niềng răng. Đây là phương án mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến