(0292)3 899 104  | 

Cao răng là gì? Những điều cần biết trước khi lấy cao răng

Cao răng là gì? Những điều cần biết trước khi lấy cao răng
Cập nhật 24/01/2024 04:01:08

Cao răng là gì? Cao răng hay còn được gọi là vôi răng. Đây là những lớp cặn cứng bám chặt lên chân răng và không thể làm sạch bằng phương pháp đánh răng thông thường. Nếu không loại bỏ lớp vôi răng này, người bệnh sẽ gặp phải nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy vì sao phải lấy cao răng định kỳ? 

Ảnh minh họa

Cao răng là gì?

Mọi người thường thắc mắc không biết cao răng là gì. Cao răng hay còn được gọi là vôi răng. Đây là những lớp cặn cứng xuất hiện trên bề mặt răng hoặc ở ngay cổ chân răng, dưới bờ lợi. Thức ăn còn mắc lại trên răng, lâu ngày bị vôi hóa bởi nước bọt và những chất có trong khoang miệng. Từ đó hình thành nên vôi răng.

Có 2 loại cao răng, đó là cao răng huyết thanh và cao răng thường. Với cao răng thường, chúng sẽ có màu vàng nhạt hoặc màu trắng đục. Đối với người hay hút thuốc lá thì vôi răng sẽ có màu vàng sẫm hơn. Lớp cao răng này nếu bám trên bề mặt răng, lợi không được điều trị sẽ gây ra tình trạng viêm nướu. Lợi bị viêm sẽ khiến chân răng bị chảy máu. Nếu trường hợp này diễn ra trong thời gian dài thì máu sẽ ngấm vào các mảng cao răng. Từ đó vôi răng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ thẫm và được gọi là cao răng huyết thanh.

Theo chuyên gia nha khoa, vôi răng huyết thanh sẽ nghiêm trọng hơn so với vôi răng thường. Do đó nếu nhận thấy cao răng dần chuyển sang đỏ thẫm, bạn cần đến nha khoa ngay để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân hình thành cao răng

Thắc mắc cao răng là gì đã được giải đáp ở nội dung phía trên. Vậy thì nguyên nhân nào làm xuất hiện vôi răng?

Thông thường, cao răng xuất hiện do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách của người bệnh. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến có thể làm hình thành vôi răng:

  • Vệ sinh răng miệng chưa thường xuyên: Không vệ sinh răng đều đặn 2 lần/ ngày là nguyên nhân thường thấy dẫn đến xuất hiện vôi răng.
  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý: Sử dụng nhiều sản phẩm chứa đường công nghiệp như bánh kẹo, nước ngọt có gas sẽ góp phần gây ra sự hình thành của các mảng bám.
  • Chải răng chưa đúng cách: Đánh răng theo chiều ngang hoặc lực chải răng quá nhẹ sẽ không thể làm sạch bề mặt răng hoàn toàn. Do đó vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi sinh sôi, phát triển.

Vì sao phải lấy cao răng?

Bên cạnh thắc mắc cao răng là gì, rất nhiều khách hàng không biết vì sao phải lấy vôi răng? Theo chuyên gia nha khoa, nếu lớp cao răng lâu ngày không được xử lý, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Viêm nướu: Viêm lợi, nướu là hệ quả thường thấy nhất do vôi răng gây ra. Lúc này, vùng lợi quanh chân răng sẽ bị sưng tấy, có màu đỏ thẫm.
  • Viêm nha chu: Bệnh lý viêm nha chu diễn ra khi vi khuẩn tấn công đến các mô nha chu. Chính vì thế mà mô nha chu sẽ trở nên suy yếu, không thể nâng đỡ răng và xương, làm răng bị lung lay, dễ rụng.

Ngoài ra, cao răng không được loại bỏ cũng là nguyên nhân gây các các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Ví dụ như: tiêu xương hàm, viêm niêm mạc họng, viêm amidan,… Do đó, để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm do vôi răng gây ra, khách hàng nên đến cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng.

Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản. Do đó, bạn hầu như sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu. Nếu là lần đầu tiên cạo vôi răng, bạn sẽ chỉ cảm thấy răng hơi ê buốt nhẹ. Các bước loại bỏ vôi răng đúng tiêu chuẩn gồm:

  • Bước 1: Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại của người bệnh.
  • Bước 2: Trước khi thực hiện, khoang miệng sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng. Tiếp sau đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng loại bỏ mảng bám cứng trên răng.
  • Bước 3: Sử dụng thuốc đánh bóng răng, dung dịch vệ sinh để răng được sạch sẽ và trở nên trắng bóng hơn.
  • Bước 4: Nha sĩ sẽ dặn dò bạn cách vệ sinh răng đúng chuẩn tại nhà.\

Ngoài ra, loại bỏ vôi răng có thể làm chảy máu. Lượng máu ít hay nhiều sẽ tùy vào mức độ nhạy cảm và tình trạng cao răng của từng người. Sau khi lấy vôi răng, bạn có thể cảm giác răng hơi ê buốt khi uống nước hoặc khi sử dụng thực phẩm lạnh. Thế nhưng cảm giác này sẽ biến mất sau vài ngày nên các bạn đừng lo lắng nhé!

Những ai nên và không nên lấy cao răng?

Tuy lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Thế nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện dịch vụ loại bỏ cao răng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên hay không nên lấy vôi răng.

Trường hợp nên lấy cao răng

Một số trường hợp được bác sĩ khuyến khích tiến hành loại bỏ vôi răng là:

  • Chưa đến thời gian lấy cao răng định kỳ nhưng lớp vôi răng đã xuất hiện và trở nên cứng cáp, dính chắc trên cổ chân răng.
  • Phía trên hoặc dưới lợi có nhiều mảng bám.
  • Vôi răng gây ra viêm nướu, viêm nha chu.
  • Lấy cao răng trước khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc răng miệng khác như: tẩy trắng răng, nhổ răng, trám răng,…
  • Răng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi phẫu thuật hoặc trước khi xạ trị.

Trường hợp không nên lấy cao răng

Dưới đây là những trường hợp nha sĩ không chỉ định lấy cao răng là:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Người có thói quen thở bằng miệng.
  • Khách hàng bị viêm tủy cấp.
  • Người bị rối loạn đông máu.
  • Người đang gặp phải một số bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,…
  • Người mắc bệnh thần kinh cơ như co giật, động kinh,…
  • Khách hàng đang mắc các bệnh có thể lây truyền qua đường nước bọt hoặc đang bị sốt xuất huyết.

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến