(0292)3 899 104  | 

Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau răng

Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau răng
Cập nhật 27/08/2021 16:08:46

Đau răng được coi là một trong những nỗi khó chịu hàng đầu với nhiều người, thậm chí có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Dùng thuốc giảm đau răng là cách nhanh nhất để tạm thời giảm thiểu tình trạng đau trước khi người bệnh đến nha sĩ kiểm tra.

1. Những nguyên nhân gây đau răng

Hầu như bất cứ ai trong cuộc đời mình đều ít nhất một lần trải qua cảm giác đau răng. Đây là tình trạng thường gặp trong y tế và có những ảnh hưởng nhất định đối với người bệnh.

Nhìn chung, tình trạng đau răng thường đến từ bốn nguyên nhân chính sau:

  • Mọc răng khôn: Khi răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch sẽ gây ra tình trạng đau âm ỉ kéo dài cho người bệnh. Tình trạng mọc răng khôn sẽ lặp đi lặp lại khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Áp xe răng: Đây là tình trạng biến chứng từ những bệnh liên quan đến răng miệng như vi khuẩn tấn công vào tủy. Áp xe răng sẽ gây ra tình trạng đau nhức, có mủ quanh chân răng, thậm chí càng đau đớn hơn khi nhai thức ăn.
  • Viêm tủy răng: Tủy răng là nơi chứa các dây thần kinh nên nếu tủy bị viêm nhiễm thì sẽ gây ra tình trạng đau răng.
  • Sâu răng: Đây là nguyên nhân thường xuyên nhất gây ra đau răng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Sâu răng thường gây ra những cơn đau từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng sâu cũng như những khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân như niềng răng, trồng răng giả,... cũng có thể gây ra tình trạng đau răng. Người bệnh đau răng nên đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng và tìm nguyên nhân để điều trị dứt điểm bởi dùng thuốc giảm đau răng chỉ là phương pháp tạm thời chứ không thể giải quyết triệt để được tình trạng này.

2. Có những loại thuốc giảm đau răng nào?

Để đau răng biến mất triệt để, điều trị dứt điểm nguyên nhân là điều tất yếu. Tuy nhiên, nhiều người thường tìm mua thuốc giảm đau răng để sử dụng và chỉ khi thuốc không còn tác dụng thì mới chịu đến bệnh viện để kiểm tra.

Nhìn chung, thuốc giảm đau răng được chia thành hai nhóm bao gồm thuốc giảm đau răng kê đơn và không kê đơn.

Thuốc giảm đau răng không kê đơn bao gồm:

  • Benzocain: Đây là loại thuốc gây tê cục bộ, có tác dụng làm dịu, giảm đau và làm tê liệt trực tiếp ở khu vực đau răng.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Đây là loại thuốc giảm đau thích hợp với người bệnh sâu răng, nướu răng hay áp lực xoang. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng giảm viêm tại vị trí đau.
  • Acetaminophen: Chỉ có tác dụng giảm đau nhói hoặc đau dai dẳng lan rộng do sâu răng gây ra, không có tác dụng giảm viêm như thuốc kháng viêm không steroid.

Thuốc giảm đau răng kê đơn chủ yếu gồm thuốc giảm đau opioid như morphine,oxycodone, codeine, hydrocodone và thuốc giảm đau không opioid như ibuprofen, diclofenac. Tuy nhiên, với các loại thuốc này, người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

3. Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau răng đúng cách

Thuốc giảm đau răng được sử dụng hiệu quả nhất khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, tình trạng đau răng thường có liên quan nhất định đến các dây thần kinh. Nếu sử dụng thuốc tràn lan không theo hướng dẫn thì có thể gây ra những hậu quả còn nghiêm trọng hơn.

Đối với các loại thuốc giảm đau không kê đơn, người bệnh có thể tự mua thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có sẵn trong hộp hoặc theo hướng dẫn của dược sĩ. Ngoài ra, khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Acetaminophen: Sử dụng đúng liều, ngưng uống đồ chứa cồn trong khi đang dùng thuốc và cẩn trọng đối với trẻ nhỏ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Sử dụng quá liều có thể gây xuất huyết dạ dày, đặc biệt là với người bệnh trên 60 tuổi hoặc đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc steroid,... Thuốc có tác hại nhất định đến thận nên cần cân nhắc. Ngoài ra, thuốc này không nên sử dụng quá 10 ngày mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Benzocain: Không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Đối với các loại thuốc giảm đau răng kê đơn, người bệnh chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định, không được tự ý tìm hiểu và mua thuốc về sử dụng. Opioid có thể gây ra các cơn buồn ngủ nên sau khi sử dụng không nên vận hành máy móc, lái xe,...

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cảm thấy có những bất thường xảy ra thì người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức vì đôi khi, những điều đó thường cảnh báo tác dụng phụ hoặc tình trạng quá liều xảy đến với bạn.

Tóm lại, các thuốc giảm đau chỉ giúp bạn giảm thiểu cơn đau tạm thời và không có tác dụng điều trị dứt điểm cơn đau. Tốt nhất là bạn nên đến nha sĩ kiểm tra trước khi tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Hãy bảo vệ răng bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày sau ăn và kiểm tra sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng và điều trị kịp thời trước khi cơn đau xảy ra.

Nguồn: sưu tầm

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến