(0292)3 899 104  | 

Nguyên nhân gây ra bệnh Áp Xe Chân Răng | Nha Khoa Cần Thơ

Nguyên nhân gây ra bệnh Áp Xe Chân Răng | Nha Khoa Cần Thơ
Cập nhật 03/08/2020 04:08:47

Nguyên nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Áp xe răng là do biến chứng của bịnh hư răng (phân hũy răng, tooth decay). Cũng có thể do chấn thương (trauma) răng, ví dụ lúc một răng bị gảy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra (bể ra) làm vi trùng len lỏi vào tủy răng (pulp cavity) và nhiễm trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân (root) răng và đi vào xương chống đỡ chân răng.

Hình ảnh bệnh nhân bị áp xe chân răng 

Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô (tissues) trong cái răng. Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô (tissues).

Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.

Tuỳ vào nguyên nhân nào nha sĩ sẽ phân biệt làm hai trường hợp áp-xe:

- Áp-xe chân răng: Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại.

- Áp-xe quanh răng: Loại áp-xe này bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu.

2. Các triệu chứng thường gặp

- Đau răng, nhai đau, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau.

- Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.

- Có vị đắng trong miệng.

- Hơi thở có mùi có khịu, miệng hôi.

- Có thể có triệu chứng nóng, sốt.

- Sưng hạch cổ.

- Người không khỏe, mệt mỏi.

- Sưng hàm trên hoặc hàm dưới.

3. Cách điều trị áp xe chân răng

Tuỳ vào nguyên nhân, cách điều trị tổng quát mà nha sĩ có thể thực hiện là:

- Xử trí tại chỗ (tại răng đau): có thể phối hợp các điều trị sau, nếu cần:

- Rạch tháo mủ, nếu thấy có tụ mủ rõ rệt, và có khả năng vỡ túi mủ.

+ Nhổ răng nếu răng đã quá lung lay và phim x-quang cho thấy có sự tiêu xương trần trọng làm răng không thể cứng lại trên cung hàm được nữa.

+ Lấy tuỷ răng (loại trừ nguyên nhân từ tuỷ răng bệnh).

+ Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng (loại trừ nguyên nhân từ mô nha chu bệnh).

- Xử trí toàn thân: Bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Xem thêm > Địa chỉ nha khoa uy tín Cần Thơ

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến