(0292)3 899 104  | 

Răng có thể tự sửa chữa mà không cần trám không? Nha khoa Cần Thơ

Răng có thể tự sửa chữa mà không cần trám không? Nha khoa Cần Thơ
Cập nhật 11/08/2022 10:08:40

Trám răng là một trong những thủ thuật nha khoa phổ biến nhất. Về cơ bản, trám răng là việc sửa chữa, khắc phục những thiệt hại do sâu răng gây ra. Thủ thuật này thường không gây đau và thời gian thực hiện chỉ khoảng một giờ đồng hồ. Tuy nhiên nếu không trám, răng có thể tự sửa chữa hay không?

Ảnh minh họa

1. Kỹ thuật trám răng là gì?

Sâu răng là một bệnh nha khoa phổ biến tại Hoa Kỳ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 92% người trưởng thành (từ 20 đến 64 tuổi) đã hoặc đang bị sâu răng. Trám răng là biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa sâu răng, từ đó cho phép răng hoạt động bình thường.

Trám răng nhìn chung là một thủ thuật đơn giản. Trước khi thực hiện, nha sĩ sẽ khám răng miệng và sử dụng các dụng cụ nha khoa để kiểm tra vị trí răng bị sâu. Bên cạnh đó, nha sĩ có thể chụp X quang răng để xác định mức độ sâu răng.

Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ vùng răng sâu để ngăn ngừa tình trạng đau. Đôi khi có thể trám răng mà không cần gây tê nếu miếng trám chỉ nằm trên bề mặt răng.

Sau khi thuốc tê có tác dụng, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng khoan qua lớp men răng để loại bỏ vết sâu. Một số trường hợp ít gặp, nha sĩ có thể khoan men răng bằng cách sử dụng tia laser hoặc công cụ mài bằng không khí.

Bước tiếp theo trong quá trình chữa sâu răng, nha sĩ sẽ khử trùng và chuẩn bị khu vực cần trám răng rồi tiến hành trám bít lỗ trống trên răng. Một số loại vật liệu trám răng cần được làm cứng bằng ánh sáng có bước sóng xanh lam.

Bước cuối cùng, nha sĩ sẽ tiến hành đánh bóng răng đã được trám và kiểm tra lại để đảm bảo rằng khớp cắn của người bệnh đã đúng vị trí.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, răng có thể hơi đau nhẹ hoặc ê buốt, nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài. Người trám răng cần hạn chế các loại thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh trong 1 đến 2 ngày đầu, nhưng nhìn chung vẫn có thể ăn uống bình thường.

Thời gian trám răng thông thường chỉ mất tối đa 1 giờ đồng hồ. Trường hợp trám răng đơn giản có thể chỉ mất khoảng 20 phút. Nếu dùng miếng trám lớn hoặc trám răng nhiều vị trí thì thời gian thực hiện có thể lâu hơn. Ngoài ra, tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng để trám răng mà thời gian sẽ khác nhau và đôi khi cần một vài lần thăm khám, kiểm tra lại, cụ thể như sau:

  • Vật liệu trám bằng nhựa tổng hợp mất nhiều thời gian thực hiện hơn và việc sữa chữa sâu răng chỉ diễn ra trong một lần thăm khám;
  • Một số vật liệu trám composite có thể diễn ra trong nhiều bước, từ lấy dấu và khám thứ hai để kết dính miếng trám vào răng;
  • Trám răng bằng vàng hoặc sứ thường không thể thực hiện trong một lần. Trong lần thăm khám đầu tiên, vị trí răng sâu sẽ được loại bỏ và lấy dấu răng, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để chế tạo miếng trám phù hợp. Ở lần khám tiếp theo, miếng trám sẽ được kết dính vào răng của người bệnh;
  • Trường hợp thay thế miếng trám cần thời gian thực hiện tương tự như lúc trám răng lần đầu hoặc có thể lâu hơn khi phải loại bỏ vật liệu trám cũ trước khi đưa vật liệu trám mới vào.

Hầu hết các vết trám răng đều có thể lành lại nhanh chóng mà không có vấn đề gì. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, răng có thể hơi nhạy cảm nhưng tình trạng này thường tự hết sau một thời gian ngắn.

2. Cách giảm ê buốt sau trám răng

Một số biện pháp hạn chế đau, ê buốt răng sau quá trình trám và chữa sâu răng:

  • Sử dụng răng bên đối diện vị trí trám để nhai thức ăn trong vài ngày;
  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, đặc biệt là vị trí xung quanh miếng trám;
  • Hạn chế thức ăn hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Hạn chế thực phẩm có tính axit;
  • Sử dụng loại kem đánh răng có khả năng giảm nhạy cảm;
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm không steroid (NSAID).

Thông báo cho nha sĩ thực hiện ngay lập tức nếu khớp cắn cảm giác không thoải mái hoặc tình trạng đau buốt kéo dài. Nha sĩ có thể cần phải điều chỉnh lại bề mặt miếng trám để cải thiện khớp cắn của người bệnh.

Tuổi thọ của miếng trám răng kéo dài bao lâu một phần phụ thuộc vào cách vệ sinh răng miệng của người bệnh. Thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ của miếng trám và ngăn ngừa hình thành sâu răng mới. Bên cạnh đó, tuổi thọ của miếng trám cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng:

  • Vật liệu trám amalgam có tuổi thọ từ 5 đến 25 năm;
  • Vật liệu trám composite kéo dài từ 5 đến 15 năm;
  • Trám răng bằng vàng có thể sử dụng từ 15 đến 20 năm.

3. Khi nào cần trám răng?

Những người quan tâm và có thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ có thể phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm, từ đó việc can thiệp, sửa chữa sâu răng sẽ càng hiệu quả và ít xâm lấn hơn. Vì vậy, lời khuyên là hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, định kỳ.

Nếu không khám răng thường xuyên, chúng ta có thể phát hiện sâu răng thông qua một số dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Răng nhạy cảm với thức ăn và đồ uống có đường;
  • Dấu hiệu đau nhức liên tục ở răng bị sâu;
  • Xuất hiện một cái lỗ hoặc cái hố trên bề mặt răng;
  • Trên răng xuất hiện một vết ố, trắng hoặc sẫm màu hơn.

Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bị sâu răng, bạn hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ thăm khám và quyết định có cần trám răng hay sử dụng biện pháp điều trị khác.

4. Răng có thể tự sửa chữa mà không cần trám không?

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng ở một thời điểm nào đó, răng có thể tự phục hồi bằng cách sử dụng tế bào gốc của chính chúng, qua đó loại bỏ nhu cầu trám răng thông thường như hiện nay.

Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, một phương pháp mới được thử nghiệm trên chuột chỉ ra rằng một loại thuốc có tên Tideglusib có thể kích thích răng tự khắc phục và sửa chữa sâu răng. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng việc răng tự phục hồi, sửa chữa sâu răng bằng vật liệu tự nhiên của chính nó sẽ giúp duy trì sức sống và cấu trúc của răng tốt hơn các vật liệu nhân tạo khác. Họ tin rằng một kỷ nguyên mới của nha khoa tái tạo sắp được mở ra với các phương pháp điều trị mới bằng cách áp dụng sự hiểu biết về sinh học và sinh lý học của răng.

Một bác sĩ nha khoa nổi tiếng tên là Burakoff cho biết: “Đây là một phần của lĩnh vực mới được gọi là nội nha tái tạo để bảo tồn răng". Bác sĩ này cho biết các phương pháp tiếp cận tế bào gốc như nghiên cứu trên đang đi đầu trong các kỹ thuật được phát triển để điều trị tủy răng, từ đó cứu lại sự sống của răng. Trong đó, tế bào gốc đóng vai trò quan trọng nhất.

Tủy răng rất mềm, bên trong chứa các mạch máu và dây thần kinh nên rất dễ bị tổn thương gây chết tủy răng. Nhờ khoa học tiến bộ, những phương pháp điều trị sâu răng hiện nay có thể trở thành dĩ vãng và thay bằng các kỹ thuật tái sinh trong vài năm tới.

Thông thường, khi răng bị tổn thương sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một lớp nhựa mỏng để bịt kín tủy răng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không hiệu quả để sửa chữa sâu răng với các lỗ sâu quá lớn.

Do đó, với phương pháp trám răng thông thường, việc sử dụng vật liệu trám xi măng nhân tạo sẽ giúp vá lại vị trí bị sâu nhưng mức độ khoáng chất của răng sẽ không bao giờ được phục hồi hoàn toàn. Cuối cùng, khi tuổi thọ miếng trám hết hạn, nha sĩ phải loại bỏ chúng và thay thế bằng những miếng trám mới lớn hơn. Và sau một vài lần điều trị, những chiếc răng bị sâu có thể cần phải được nhổ bỏ.

Xem thêm: Nha Khoa Trám răng tại Cần Thơ

DỊCH VỤ NHA KHOA
Nha khoa Cần Thơ Trám răng thẩm mỹ Cần Thơ Trám răng Cần Thơ Tẩy trắng răng Cần Thơ Răng trẻ em Cần Thơ Phục hình răng Cần Thơ Nội nha Cần Thơ Nhổ răng Cần Thơ Nha khoa bà mẹ mang thai Cần Thơ Nha chu Cần Thơ Chỉnh nha Cần Thơ Cấy implant Cần Thơ Răng sứ Cần Thơ

251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Điện thoại: (0292)3 899 104


Hỗ trợ trực tuyến