Nha Khoa Sài Gòn TS Lâm
Uy Tín - An Toàn - Chất Lượng
Trang thiết bị hiện đại
Đáp ứng yêu cầu khách hàng
Đội ngũ BS nhiều nghiệm
Vững niềm tin cho khách hàng
HỖ TRỢ TƯ VẤN
Facebook - Zalo - Messenger
Tác động mạnh từ những yếu tố bên ngoài như va đập do tai nạn, ngã, cắn phải vật cứng có thể gây ảnh hưởng tới men răng, khiến răng bị mẻ. Sứt mẻ răng tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, tự ti trong giao tiếp trong hàng ngày nếu sứt mẻ răng trước. Vậy sứt mẻ răng, khắc phục thế nào?
Cấu tạo của răng bao gồm 3 lớp: Men răng, ngà răng, tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc răng. Men răng cứng và chắc chắn giúp bảo vệ các mô bên trong, tuy nhiên nếu có sự tác động do va đập sẽ dễ khiến men răng bị tổn thương, cấu trúc răng bị vỡ 1 phần gọi là sứt mẻ răng.
Sứt mẻ răng tùy theo mức độ có thể làm cho ngà và tủy răng bị lô ra ngoài khiến ê buốt khi ăn, đặc biệt càng khó chịu nếu ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Sứt mẻ răng thường xảy ra ở vùng cạnh cắn hoặc phần răng cửa, do đây là mặt trước của hàm răng, dễ bị va đập nhất. Mẻ răng khiến răng trở nên sắc nhọn, có thể làm cho các mô mềm ở trong khoang miệng dễ bị tổn thương. Mẻ răng cũng khiến vi khuẩn trong miệng dễ dàng tấn công vào cấu trúc bên trong răng, gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy,... nếu để lâu không xử lý viêm răng còn có thể gây mất răng.
Bị mẻ răng khiến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng bất tiện hơn. Do đó, mặc dù sứt mẻ răng có thể không gây đau nhức nhưng vẫn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám để có cách khắc phục răng phù hợp, hiệu quả nhất. Ngoài ra sứt mẻ răng còn làm giảm tính thẩm mỹ.
Có nhiều nguyên nhân gây sứt mẻ răng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động mạnh vào răng như:
Nguyên nhân khác gây sứt mẻ răng:
Nếu bị mẻ răng, hạn chế dùng tay hoặc lưỡi chạm vào vị trí mẻ để tránh bị xước lưỡi. Giữ lại mảnh vỡ răng (nếu đủ to) để mang tới phòng khám để bác sỹ hàn lại răng.
Súc miệng sạch sẽ và đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Mảnh răng bị mẻ, bạn nên cho vào chén sữa nhỏ mang tới nha sĩ để hàn. Canxi trong sữa sẽ giúp bảo vệ mảng răng mẻ.
Nếu không giữ được phần răng mẻ hoặc phần mẻ quá nhỏ, bác sĩ nha khoa có thể thực hiện trám răng. Đây là phương pháp dùng nhựa composite resin hoặc loại sứ để trám vào vùng răng bị mẻ để định hình lại hình dạng răng. Sử dụng tia cực tím để chỉnh và làm nhanh khô, cứng phần trám.
Sử dụng bọc răng sứ khi phần răng sứt lớn. Bác sĩ sẽ tư vấn, kiểm tra và chọn mẫu răng phù hợp với từng người.
Tốt nhất khi bị sứt, mẻ hoặc gặp các vấn đề gì về răng, việc đầu tiên bạn cần làm là tới gặp nha sĩ để được kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng định kỳ để hạn chế sâu răng và nhiều vấn đề khác.
251 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Điện thoại: (0292)3 899 104